Dịch vụ khác - -

Dịch vụ khác - -

Dịch vụ khác - -

Dịch vụ khác - -

Dịch vụ khác - -
Dịch vụ khác - -

Dịch vụ khác - CÔNG TY DIỆT MỐI - CÔN TRÙNG AN TÍN

Dịch vụ khác - CÔNG TY DIỆT MỐI - CÔN TRÙNG AN TÍN

Dịch vụ khác - CÔNG TY DIỆT MỐI - CÔN TRÙNG AN TÍN

Dịch vụ khác - CÔNG TY DIỆT MỐI - CÔN TRÙNG AN TÍN

Dịch vụ khác - CÔNG TY DIỆT MỐI - CÔN TRÙNG AN TÍN
Dịch vụ khác - CÔNG TY DIỆT MỐI - CÔN TRÙNG AN TÍN

Dịch vụ khác

Diệt mối tận gốc hay trừ mối bằng phương pháp hóa sinh

Đăng lúc: 29-01-2015 09:05:01 AM - Đã xem: 1337

MUỖI VÀ TÁC HẠI CỦA MUỖI

Đăng lúc: 14-08-2018 03:16:33 PM - Đã xem: 1258

 

Muỗi là một loại thuộc bộ côn trùng. Muỗi có kích thước khá nhỏ, có thân mỏng, có 2 đôi cánh 1 cứng , 1 mềm. Muỗi có chân nhỏ, vòi dài. Muỗi là lòai đẻ trứng dưới nước, trứng nở thành loăng quăng ( bọ gậy), sau đó nở thành muỗi trưởng thành.

Muỗi đực trưởng thành hút nhựa cây để sống, chỉ có nhiệm vụ giao phối và chết đi. Muỗi cái chuyên đi hút máu người và động vật để sống và đẻ trứng.14 copy

Trong quá trình  muỗi cái hút máu người để sống, chúng đã vô tình mang theo virút và ký sinh từ người bệnh truyền cho những người và động vật khác bị chúng chích thông qua nước bọt và chất chống đông máu chúng tiêm vào nạn nhân trước khi hút máu.

Và như vậy, vô tình chúng trở thành Véc tơ trung gian lan truyền các loại bệnh dịch và virut như: sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng, giun chỉ, bạch huyết, viêm não Nhật Bản, bệnh do virut Zika, da phơi nhiễm...

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, virut Zika, và một số bệnh sốt do virut chủ yếu là loại muỗi vằn. Muỗi này có tên khoa học là Aedes Aegypti. Loại muỗi này sống gần nhà, gần khu dân cư. Thời gian hoạt động chủ yếu là sáng sớm hoặc chiều tối, thi thoảng vào ban ngày và rất ít vào ban đêm.

Muỗi truyền bệnh sốt rét  chủ yếu do muỗi đòn xóc, (tên Khoa học là Anopheles). Loại muỗi này có cả trong nhà, ngoài vườn, ngoài rừng. Chúng chủ yếu đốt người và động vật vào ban đêm nhất là khoảng từ 8h tối tới 3h sáng.

Aedesaegypti

Sự nguy hiểm của loài muỗi

Muỗi là loài săn mồi thông qua khả năng cảm nhận khí carbon dioxin mà con người thở ra bằng mũi và miệng. Khi muỗi đốt phải người mang bệnh và nhiễm virut ký sinh trong người thì càng trở nên khát máu và kích thích khả năng khứu giác để tìm mồi để hút máu. Không phải 100% các con muỗi đều nhiễm virut ký sinh và lan truyền bệnh. Tuy nhiên, ngoài việc truyền bệnh muỗi đốt còn gây cảm giác sưng đỏ và ngứa ngáy rất khó chịu đặc biệt ở trẻ em.

Loài muỗi phát triển rất mạnh ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước cơ khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam chúng ta. Hàng năm theo ứoc tính của các tổ chức thế giới có khoảng 70 triệu người trên thế giới mắc các bệnh do muỗi lan truyền, trong đó khoảng 2-3 triệu ca nặng và tử vong.

Trên thế giới hiện có khoảng 40 triệu người tàn phế do các bênh lây truyền qua muỗi. Con số này khiến chúng ta không thể thờ ơ với sự hoành hành của looài muỗi. Chúng ta cần luôn luôn đề phòng và phòng tránh muỗi.

 

Mọi thông tin liên hệ để được tư vấn diệt Muỗi một cách hiệu quả an toàn qua: Hotline 0908 188 180 (Mr: Hoàng)

 

RUỒI VÀ TÁC HẠI CỦA RUỒI

Đăng lúc: 14-08-2018 03:14:24 PM - Đã xem: 1213

 

Với 3 cặp chân đốt có nhiều lông ở đệm móng và miệng có vòi liếm hút, Ruồi có khả năng mang và truyền hơn 100 loại mầm bệnh cho người và vật nuôi như dịch tả (cholera), lao, thương hàn (Typhoid), lỵ  (Dysentery), dấu son, nhiệt thán, liên cầu khuẩn (streptococcus), tụ cầu khuẩn (staphylococcus), đậu mùa, mắt hột, viêm gan, bại liệt, PRRS, cúm gia cầm, PED, TGE, ly, amýp, trùng roi, trứng giun sán, giun chỉ (Onchocerciasis), bệnh giòi (Myiasis), nấm… Sau khi bám đậu lên phân, chất thải, máu mủ, xác hết chứa mầm bệnh, chân Ruồi có thể mang tới 6 triệu vi khuẩn. Do đặc tính sinh lý, sinh  thái, khả năng vận chuyển mầm bệnh của ruồi, nó đã trở thành một trong các nguyên nhân quan trọng gây bùng phát bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa như dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. Ngoài truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm ruồi còn  làm vấy bẩn và ô nhiễm nguồi thức ăn, nước uống, quấy nhiễu người, gây ngứa ngáy, khó chịu làm giảm năng suất vật nuôi. Ruồi nhà có màu xám, dài 6 - 9 mm với 4 viền đen ở ngực, Ruồi thường bám đậu ở góc, dây, sào, tường, trần… nơi kín gió. 

Chất thải, xác súc vật, phân, rác, máu, mủ, chất nôn ói…là thức ăn ưa thích của ruồi. Ruồi có vòi cấu  tạo theo kiểu liếm hút, khi không ăn vòi được gập vào ổ miệng. Ngực Ruồi có 3 đôi chân, 1 đôi cánh mỏng với 5 gân dọc. Chân gồm nhiều đốt, có lông, đốt cuối bàn chân có đệm móng và tuyến tiết dịch. Bụng ruồi có 5 khoang, ruồi cái có ống dẫn trứng thường kéo dài ra khi đẻ và co lại sau đẻ. (Ảnh  ruồi có vòi) và (ảnh Ruồi không vòi). Trong điều kiện ấm áp, một tháng có khoảng hai đến ba thế hệ ruồi được sinh ra.

Ruồi có vòng đời biến thái qua 4  giai đoạn: trứng, ấu trùng (giòi), thanh trùng (nhộng) và Ruồi trưởng thành. Chỉ vài giờ sau nở ruồi có thể giao phối và đẻ trứng sau vài ngày. Ruồi thường đẻ trứng vào hố rác, phân, xác súc vật…, mỗi lần đẻ  khoảng 100 - 150 trứng và có khả năng đẻ được từ 4 - 8 lần trong đời. Sau 8 - 20 giờ, trứng nở ra giòi, giòi lột xác 2 lần. Sau 2 - 4 ngày, giòi tìm nơi đất xốp chui  xuống để phát triển thành nhộng, sau 3 – 6 ngày nhộng phát triển thành ruồi chui lên mặt đất. Thời gian hoàn thành vòng đời của Ruồi phụ thuộc vào nhiệt độ, thời tiết và thức ăn của môi trường. Ở môi  trường thức ăn phù hợp và nhiệt độ khoảng 18oC, ruồi hoàn thành vòng đời trong khoảng 20 ngày; ở 28oC  thời gian này rút ngắn còn 10,5 ngày. Mùa hè Ruồi sống khoảng 18-20 ngày, mùa đông sống lâu hơn, có thể đến 4 tháng.

Với 3 cặp chân đốt có nhiều lông ở đệm móng và miệng có vòi liếm hút, Ruồi có khả năng mang và  truyền hơn 100  loại mầm  bệnh  cho  người  và  vật  nuôi  như dịch  tả  (cholera),  lao, thương  hàn (Typhoid), lỵ (Dysentery), dấu son, nhiệt thán, liên cầu khuẩn (streptococcus), tụ cầu khuẩn (staphylococcus), đậu mùa, mắt hột, viêm gan, bại liệt, PRRS, cúm gia cầm, PED, TGE, ly, amýp, trùng roi, trứng giun sán, giun chỉ (Onchocerciasis), bệnh giòi (Myiasis), nấm…

Sau khi bám đậu lên phân, chất thải, máu mủ, xác chết chứa mầm bệnh, chân Ruồi có thể mang tới 6 triệu vi khuẩn. Do đặc tính sinh lý, sinh thái, khả năng vận chuyển mầm bệnh của ruồi, nó đã trở thành một  trong các nguyên nhân quan trọng gây bùng phát bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa như dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. Ngoài truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm ruồi còn  làm vấy bẩn và ô nhiễm nguồi thức ăn, nước uống, quấy nhiễu người, gây ngứa ngáy, khó chịu làm giảm năng suất vật nuôi.

Mọi thông tin liên hệ để được tư vấn diệt Ruồi một cách hiệu quả an toàn qua: Hotline 0908 188 180 (Mr: Hoàng)

KIẾN VÀ TÁC HẠI CỦA KIẾN

Đăng lúc: 14-08-2018 03:10:31 PM - Đã xem: 1207

 

Kiến (tên khoa học: Formicidae) là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng, lớp Sâu bọ. Đây là loài sâu bọ có tính xã hội có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất.

 

Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm... nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt & mật của rệp vừng. Hầu hết những gì chúng làm được là do bản năng (nghĩa là chúng không phải nghĩ hay tập làm những công việc này để làm như thế nào). Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.

 

Có rất nhiều loại kiến có nọc độc nguy hiểm, các nọc độc này sẽ gây ra mẩn ngứa và có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng đặc biệt ở một số người mẫn cảm. Đặc biệt là kiến lửa hoạt động rất mạnh và rất hung dữ, và có thể giết động vật hang non hoặc gây ra đau đớn và sợ hãi cho con người.

 

Kiến có thể gây tổn hại cho sức khỏe con người do kiến mang trên mình (hay trong đường tiêu hoá) những tác nhân gây bệnh như tiêu chảy, đậu mùa và rất nhiều các vi khuẩn gây bệnh khác kể cả khuẩn ngộ độc thức ăn.

Mọi thông tin liên hệ để được tư vấn diệt Kiến một cách hiệu quả an toàn qua: Hotline 0908 188 180 (Mr: Hoàng)

GIÁN VÀ TÁC HẠI CỦA GIÁN

Đăng lúc: 14-08-2018 03:18:46 PM - Đã xem: 1229

 

 Các loại Gián nhà thường gặp ở Việt Nam ta là Gián  Mỹ (Periplaneta americana), Gián Úc (Periplaneta australasiae), Gián Đông Phương (Blatta orientalis), Gián có băng vàng, nâu (Supella longipalpa), Gián Đức (Blattella germanica).

Gián sinh trưởng qua 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Tùy theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau từ 1 đến 3 tháng. Thiếu trùng hay còn gọi là gián con thường không có cánh và dài chỉ vài milimét. Khi mới nở có màu trắng và đen dần sau vài giờ. Gián con lột xác và lớn lên, phát triển thành gián trưởng thành từ sau vài tháng đến hơn một năm tùy theo loài. Gián trưởng thành có thể có cánh hoặc không có cánh.

Gián nhà thường sống chung với người và gây hại cho con người ở trong nhà tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, ấm áp, ẩm thấp, có thức ăn thích hợp. Chúng sống thành đàn và hoạt động mạnh về ban đêm, còn ban ngày tìm nơi tối tăm, ẩm thấp để trú ẩn như ở hố hốc, kẽ tường, kẽ cửa, kẽ tủ, nhà vệ sinh, tủ đựng bát đĩa và đồ ăn, nơi để các thiết bị truyền thanh, truyền hình và các dụng cụ điện; ống nước và rãnh thoát nước, chuồng gia súc... Trong đêm tối, Gián thường bò đi tìm thức ăn ở nhà bếp, tủ đựng bát đĩa và thức ăn, nơi thùng rác, cống rãnh thoát nước... Khi ta bật đèn sáng, Gián bị hoảng loạn và chạy loạn xạ trên bát đĩa, đồ dùng nấu ăn, nền nhà... để tìm nơi ẩn náu.

Gián là loài côn trùng thuộc loại phàm ăn và ăn tạp vì chúng ăn được tất cả các loại thức ăn của con người, nhưng món “khoái khẩu” nhất đối với chúng là các loại thức ăn có chất bột và đường như sữa, bơ, bánh ngọt, sô cô la... Khi không có thức ăn ngon, Gián cũng có khả năng ăn cả bìa gáy sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà có chất bột, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, xác lột và xác chết của chúng, máu tươi, máu khô, phân... và tệ hại hơn nữa là nhấm luôn cả móng chân, móng tay của trẻ em, người ốm, người lớn đang ngủ ngon giấc...Khi Gián phát triển quá nhiều và quá đông đúc, chúng có khả năng di cư đến nơi ở mới bằng cách bò hay bay thành đàn để tìm chỗ sinh sống.

Gián nhà là loại côn trùng có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người vì chúng có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở... Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng Gián, các tuyến trên cơ thể của Gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Có lẽ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được cái mùi rất đặc trưng của loài Gián sống gần gũi và làm phiền hà cho mình, một số người thường bị dị ứng với Gián khi có sự tiếp xúc thường xuyên.

Hoạt động của  nhà là bò, chạy tự do từ nhà này sang nhà khác, từ cống rãnh, vườn tược, hố rác, nhà vệ sinh... rồi vào nhà ở để trú ẩn. Chúng có thể ăn tất cả những chất thải cũng như thức ăn của con người nên thường mang và phát tán mầm bệnh tấn công con người. Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh đã được khẳng định hoặc nghi ngờ vì nó mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt... Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.

Mọi thông tin liên hệ để được tư vấn diệt Gián một cách hiệu quả an toàn qua: Hotline 0908 188 180 (Mr: Hoàng)

CHUỘT VÀ TÁC HẠI CỦA CHUỘT

Đăng lúc: 08-08-2018 12:47:57 PM - Đã xem: 1295

 

Phá hoại 33 triệu tấn lương thực  hàng  năm  (đủ  nuôi  sống 200 triệu người/năm) 

Làm ô nhiễm 3  lần  lượng  thức ăn mà  nó  tiêu  thụ  do  phân,  nước  tiểu, lông và mầm bệnh 

Phá hủy các công  trình xây dựng, đường xá, nhà xưởng, trang thiết bị. Chuột là loài gặm nhấm, răng cửa phát triển liên tục, có thể gặm nát gỗ, dây điện, ống nước, đào hang, phá hủy nhà cửa, kho bãi, bao bì… làm tăng chi phí sửa chữa, làm ngừng trệ sản xuất, đôi khi gây hỏa hoạn thiêu hủy các công trình, tài sản...

Quấy  nhiễu,  gây  tổn thương đàn gia súc làm giảm năng suất sữa, trứng và thịt

Chuột mang hơn 200  loại mầm  bệnh  gồm  virus,  vi khuẩn,  nấm,  kí  sinh  trùng như lở mồm long móng, giả dại,  dịch  tả,  cúm  gia  cầm, PRRS, mycoplasma, thương hàn, lepto, E.coli, nấm phổi, cầu  trùng,  giun  sán,  viêm não, dịch hạch… …Một bãi phân  chuột  chứa  khoảng 230.000  vi  khuẩn Salmonella.

Mọi thông tin liên hệ để được tư vấn diệt Chuột một cách hiệu quả an toàn qua: Hotline 0908 188 180 (Mr: Hoàng)

 

 

 

 

MỐI VÀ TÁC HẠI CỦA MỐI

Đăng lúc: 14-08-2018 03:44:11 PM - Đã xem: 1114

 

Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.

Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối từng được phân loại làm một bộ riêng là bộ Cánh bằng (Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián.[1][2] Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối.

Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhàmối đất cánh đen.

Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực chuyên giao phối, mối hậu là mối cái chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển.

Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.

Cơ thể nhỏ, các chi phát triển.

Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non...

Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đàithành lũy vậy.

Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.

Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.

Mối thích ăn chất cellulose, của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.

Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...

Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối chúa.

Loài mối "gỗ khô" có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối "đống cát". Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.

Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v... Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và mối chúa.

Mọi thông tin liên hệ để được tư vấn diệt Mối một cách hiệu quả an toàn qua: Hotline 0908 188 180 (Mr: Hoàng)

 

Hỗ trợ trực tuyến

0908188180(Mr Hoàng)
Hỗ trợ trực tuyến qua yahoo Hỗ trợ trực tuyến qua skype

Sản phẩm nổi bật